Hai phương án rút BHXH một lần: Nếu rút 50%, phần còn lại tính sao?

Thứ tư - 25/10/2023 03:35
Nếu đến tuổi nghỉ hưu mà chưa đóng đủ 15 năm BHXH, người lao động có thể tiếp tục rút BHXH một lần; tham gia tiếp BHXH tự nguyện cho số năm còn thiếu để hưởng lương hưu hoặc nhận trợ cấp hàng tháng.
Tại các buổi góp ý dự thảo Luật BHXH sửa đổi do Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM tổ chức vừa qua, các phương án thực hiện chế độ BHXH một lần nhận được khá nhiều ý kiến góp ý. Trong đó, phương án 1 nhận được nhiều ý kiến đồng tình, còn phương án 2 vẫn có sự băn khăn. Ngoài sự lo lắng nhận các phản ứng tiêu cực từ người lao động, tình trạng nghỉ việc để "chạy luật" gây biến động lao động trong doanh nghiệp, một số ý kiến cho rằng phương án 2 chưa rõ ràng, khiến người lao động chưa an tâm lựa chọn.
Cụ thể, theo đại diện Sở Tư pháp TP HCM, ở phương án 2 quy định sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH. Tuy nhiên, không nêu rõ trường hợp NLĐ nhận BHXH 50% rồi nếu có nhu cầu hưởng tiếp có được giải quyết không và phương án xử lý 50% còn lại trong trường hợp NLĐ không tìm được việc làm và không tham gia tiếp BHXH sẽ như thế nào?
Giải đáp về hướng giải quyết chế độ 50% tổng thời gian đóng BHXH được bảo lưu sau khi đã rút BHXH một lần, ông Nguyễn Duy Cường, Vụ phó BHXH (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), cho biết nếu người lao động tiếp tục đi làm và đóng BHXH thì thời gian bảo lưu sẽ được cộng nối tiếp để hưởng đầy đủ chế độ với quyền lợi cao hơn, như thai sản, ốm đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp... Nếu đến tuổi nghỉ hưu mà chưa đóng đủ 15 năm BHXH, người lao động có thể tiếp tục rút BHXH một lần; tham gia tiếp BHXH tự nguyện cho số năm còn thiếu để hưởng lương hưu hoặc nhận trợ cấp hàng tháng. Cơ quan soạn thảo đang đề xuất hai phương án tính mức hưởng trợ cấp hàng tháng đúng bằng khoản tiền người lao động rút BHXH một lần hoặc tổng tiền đã đóng.
Lý giải lý do đề xuất tỉ lệ rút BHXH một lần là 50% tổng thời gian tham gia BHXH của người lao động mà không phải tỉ lệ khác, thấp hay cao hơn, ông Cường cho hay Ban soạn thảo nhận thấy rút cao hơn thì phần bảo lưu không đáng kể, lương hưu sau này sẽ thấp; rút thấp hơn lao động sẽ phản ứng bởi khoản tiền nhỏ không đủ giải quyết nhu cầu cấp bách. "Qua phân tích số lao động rời lưới an sinh giai đoạn 2016-2022 cho thấy gần 80% ở độ tuổi 20-40 có nhu cầu cấp bách về tài chính. Do vậy, việc cho rút 50% sẽ giải quyết cùng lúc hai bài toán là đảm bảo quyền lợi rút bảo hiểm của người lao động và vẫn bảo lưu được hưu trí về sau"- ông Cường nói.

Tác giả bài viết: Thuỳ Dương - Ban TGNC LĐLĐ tỉnh sưu tầm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn






hoidapldld
 
11

FANPAGE
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập63
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm57
  • Hôm nay13,879
  • Tháng hiện tại199,909
  • Tổng lượt truy cập4,017,870
Logomo i
©  2021 TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Km5, Quốc lộ 3, phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 852384  -  Fax: 02063 954538  -  Email: vanphongldldcb@gmail.com
Chịu trách nhiệm: Chủ tịch Liên Đoàn Lao Động tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn http://ldld.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây