Liên đoàn Lao động tỉnh dự Hội nghị trực tuyến hướng dẫn phòng, chống COVID-19 tại nơi làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp

Thứ hai - 31/05/2021 05:26
Sáng ngày 27/5/2021, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến hướng dẫn phòng chống COVID-19 tại nơi làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp với 700 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự và chủ trì có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng có đồng chí Phạm Đức Khôi - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh; đại diện lãnh đạo và chuyên viên các Sở Công thương; Sở Lao động -Thương binh và Xã hội; Sở Giao thông vận tải; Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Liên đoàn Lao động tỉnh; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; Ủy ban nhân dân Thành phố Cao Bằng; Ban Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các khoa, phòng liên quan, đại diện các phòng chuyên môn thuộc Sở Y tế. Đồng chí Vương Thị Tuyên - Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì Hội nghị tại điểm  cầu tỉnh Cao Bằng.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết: Tại Việt Nam dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Chỉ trong gần 1 tháng, dịch bệnh đã bùng phát tại 30 tỉnh, thành phố, một số Khu công nghiệp đã có công nhân nhiễm COVID-19, trong đó có chủng vi rút biến thể “siêu lây nhiễm” Anh, Ấn Độ. Vì vậy các nơi làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp cần thực hiện việc giãn cách, xử lý, xây dựng phương án khi số ca bệnh gia tăng.

Qua kiểm tra thực tế hơn 200 nhà máy, doanh nghiệp, Đoàn công tác Bộ Y tế ghi nhận có một số nhà máy, doanh nghiệp ở một số địa phương còn hạn chế trong công tác phòng, chống dịch. Một số địa phương chưa xây dựng hoặc chưa xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch phòng, chống dịch tại khu công nghiệp và của từng nhà máy. Công tác kiểm tra, giám sát và yêu cầu duy trì người lao động đến làm việc tuân thủ biện pháp phòng, chống dịch còn hạn chế. Việc cập nhật lên Bản đồ An toàn COVID-19 mới chỉ đạt 5-10% trong số các doanh nghiệp, nhà máy được kiểm tra. Thứ trưởng đề nghị các địa phương phải phân công rõ trách nhiệm từng người để trực tiếp phụ trách từng doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước chính quyền và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh. Các địa phương phải kiểm tra, rà soát, hoàn chỉnh cập nhật kế hoạch phòng, chống dịch với khu công nghiệp.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe một số nội dung về chủ động ứng phó và xử lý dịch COVID-19 trong các nơi làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp: Kết quả triển khai phòng chống dịch COVID-19 tại các nơi làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp; Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về việc ban hành “hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”; Hướng dẫn công tác xét nghệm sàng lọc đối F0 và F1; Đáp ứng điều trị đối với F0; Đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong khu cách ly; Vấn đề thiết lập bệnh viện dã chiến; Ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõ và truy vết F0, F1, F2 và sử dụng mã QR Code để khai báo y tế. Chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 trong khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hải Dương.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, PGS.TS Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ghi nhận những nỗ lực của các tỉnh, thành phố trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Đồng thời đề nghị các tỉnh, thành phố trong thời gian tới tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5K và tiêm chủng vắc xin COVID-19; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong cộng đồng, các cơ sở y tế, các khu công nghiệp. Với các doanh nghiệp chưa ghi nhận ca mắc COVID-19, các doanh nghiệp phải chủ động kiểm tra, có phương án phòng, chống dịch cụ thể như phân luồng ca làm việc; Kiện toàn, thành lập tổ phòng, chống dịch trong từng bộ phận; Yêu cầu công nhân đi làm phải khai báo y tế. Những trường hợp cán bộ phục vụ phải được lấy mẫu thường xuyên theo khuyến cáo 7 ngày/lần. Ngành Y tế và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để khám sàng lọc, ít nhất khám cho 20% số công nhân lao động có nghi ngờ. Thực hiện nghiêm giãn cách trong sản xuất, giờ ăn trưa và tan ca, bảo đảm công tác chống dịch.

 Với doanh nghiệp đã có ca bệnh, phải làm tốt công tác khoanh vùng, cách ly, và truy vết triệt để các ca nhiễm, giảm tối đa ca bệnh lây nhiễm ra cộng đồng. Phải điều tra nắm chắc dịch tễ tại nơi cư trú. Việc vận chuyển công nhân cũng phải thực hiện xe thông thoáng, mở cửa, giảm 50% lượng người trên xe, thực hiện ngồi giãn cách, phun khử khuẩn xe hàng ngày.

Với những nơi vừa xuất hiện ca bệnh ngoài cộng đồng và trong doanh nghiệp, Bộ Y tế đề nghị địa phương phải thực hiện đồng bộ các biện pháp chống dịch tại cả hai nơi, tránh việc lây nhiễm từ cộng đồng vào doanh nghiệp và ngược lại. Địa phương xuất hiện nhiều ca bệnh, nhiều đối tượng F1 phải tính toán, bố trí khu vực thực hiện cách ly tập trung tại nơi lưu trú, tại hộ gia đình. 

Tác giả bài viết: Quang Ngọc - Công đoàn ngành Y tế

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://ldld.caobang.gov.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn






hoidapldld
 
11

FANPAGE
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập38
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay7,906
  • Tháng hiện tại140,531
  • Tổng lượt truy cập6,165,910
Logomo i
©  2021 TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Km5, Quốc lộ 3, phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 852384  -  Fax: 02063 954538  -  Email: vanphongldldcb@gmail.com
Chịu trách nhiệm: Chủ tịch Liên Đoàn Lao Động tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn http://ldld.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây