Vai trò, trách nhiệm Công đoàn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Chủ nhật - 26/09/2021 21:27
Đoàn viên công đoàn đăng ký sử dụng sản phẩm nước giặt Jana, nước rửa tay của Công ty xăng dầu.
Đoàn viên công đoàn đăng ký sử dụng sản phẩm nước giặt Jana, nước rửa tay của Công ty xăng dầu.
Thực hiện Kế hoạch số 236/KH-MTTWCVĐ ngày 19/7/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Kế hoạch số 76-KH/TU ngày 25/8/2021 của Tỉnh uỷ Cao Bằng về thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới. Trước yêu cầu đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững, giải quyết tốt an sinh xã hội. Mục đích của Cuộc vận động nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Cuộc vận động là đẩy mạnh công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền, vận động, làm cho người tiêu dùng trong nước và ngoài nước nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn ngân sách quốc gia; hỗ trợ các doanh nghiệp trong tổ chức điều tra, khảo sát thị trường, người tiêu dùng, mạng lưới phân phối, tổ chức Hội thảo, Triển lãm, Hội chợ sản phẩm hàng hóa của người Việt Nam; hỗ trợ đưa hàng Việt Nam về bán ở nông thôn, tăng cường hệ thống phân phối bán lẻ, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn. Sản xuất hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao và xây dựng thương hiệu cho hàng hóa, dịch vụ Việt Nam. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh các hoạt động quản lý thị trường, hải quan, thuế; công bố thường xuyên, kịp thời các tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả sản phẩm, hàng hóa Việt Nam sản xuất và hàng ngoại nhập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cuộc vận động không phải là để bảo vệ người sản xuất cũng không phải chủ trương bảo hộ hàng hóa trong nước mà chính là vận động toàn xã hội hướng đến tinh thần yêu nước và khích lệ tinh thần vươn lên, cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Xác định tầm quan trọng của Cuộc vận động Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo các cấp công đoàn (CĐ) trong tỉnh tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện Cuộc vận động tới đoàn viên, CNVCLĐ. Kết quả, hằng năm các cấp CĐ lồng ghép tuyên truyền trên 500 cuộc với trên 20.000 lượt đoàn viên, CNVCLĐ với nhiều hình thức thiết thực như: thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, sinh hoạt CĐ, tổ chức tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề, Hội thảo, Hội thi, tại các Lễ hội, Hội chợ... Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, "Lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; đầu tư công nghệ sản xuất mới, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của các vùng trong tỉnh để sản xuất ra các sản phẩm, hàng hoá có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn, giá thành hạ, được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận. Đồng thời vận động các doanh nghiệp có chương trình khuyến mại, giảm giá, giới thiệu sản phẩm mới, nhằm thu hút sự chú ý tham gia của người tiêu dùng và CNVCLĐ trong toàn tỉnh. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, CNVCLĐ về cơ hội, thách thức, sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như nội địa đối với các sản phẩm hàng hóa Việt Nam; về khả năng sản xuất kinh doanh của cơ sở, doanh nghiệp, vai trò, trách nhiệm các doanh nghiệp Việt Nam về nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; nâng cao uy tín của doanh nghiệp Việt Nam, từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Cuộc vận động còn có những hạn chế: công tác phối hợp tuyên truyền giữa CĐ với các ngành chức năng còn hạn chế. Việc tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng hóa nhất là sản xuất sản phẩm hàng hóa tiêu dùng chưa được quan tâm đúng mức; việc xây dựng thương hiệu hàng hóa trong tỉnh, công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế; chất lượng của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ chưa cao, giá cả chưa hợp lý; công tác đánh giá, tôn vinh, khen thưởng, nhân rộng các điển hình, mô hình sáng tạo, hiệu quả trong sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thương hiệu Việt và thương hiệu trong tỉnh chưa được thường xuyên…

Để tiếp tục thực hiện Cuộc vận động đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới các cấp CĐ trong tỉnh cần phối hợp triển khai tốt các nhiệm vụ: tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới; Quyết định số 386-QĐ/TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 12/12/2019 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020-2024: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động CNVCLĐ nhận thức rõ những thuận lợi, cơ hội và những thách thức khi tham gia Hiệp định thương mại tự do. Vận động các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng cáo, tiếp thị sản phẩm để đưa hàng hóa thương hiệu của tỉnh đến với người tiêu dùng. Phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động cấp tỉnh, các sở, ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Cuộc vận động; tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, CNVCLĐ, lồng ghép nội dung về chủ trương ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân, đơn vị thực hiện tốt Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Nguyệt - Phó TB Tuyên giáo - Nữ công

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://ldld.caobang.gov.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn






hoidapldld
 
11

FANPAGE
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay5,405
  • Tháng hiện tại95,108
  • Tổng lượt truy cập6,471,845
Logomo i
©  2021 TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Km5, Quốc lộ 3, phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 852384  -  Fax: 02063 954538  -  Email: vanphongldldcb@gmail.com
Chịu trách nhiệm: Chủ tịch Liên Đoàn Lao Động tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn http://ldld.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây