Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028

Thứ tư - 27/12/2023 03:34
Sáng 27/12, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của các Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ Việt Nam; LĐLĐ các tỉnh, thành phố; các Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn. 
cong doan 1
Điểm cầu Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Tại điểm cầu cấp tỉnh Cao Bằng có các đồng chí Lãnh đạo: Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Dân vận Tỉnh uỷ; Đảng uỷ Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; đồng chí Trần Công Huân – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh chủ trì điểm cầu cấp tỉnh. Kết quả tỉnh Cao Bằng có 129/852 điểm cầu của toàn quốc với 3894 người tham dự trong đó: 01 Điểm cầu tại cấp tỉnh với 150 người tham dự; 14 điểm cầu tại các huyện, thành phố, Công đoàn ngành, Công đoàn Viên chức tỉnh với 835 người tham dự; 03 điểm cầu CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh: 361 người tham dự; 111 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn: 2548 người tham dự (Cao Bằng đứng thứ 3 toàn quốc về số người tham gia, đứng thứ 2 toàn quốc về số điểm cầu kết nối).
z5013137649895 2267db37c6251e58ec386b49f4cf045f
Điểm cầu cấp tỉnh LĐLĐ tỉnh Cao Bằng.

Tại Hội nghị, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã quán triệt, triển khai chuyên đề “Một số nội dung lớn trong Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam”; thông tin kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII (2018 - 2023).
Theo đó, nhiệm kỳ 2018 - 2023, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức so với dự báo, song với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động, hoạt động công đoàn tiếp tục có bước chuyển quan trọng, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đề ra.
Các cấp công đoàn đã chủ động, tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và hoạt động công đoàn; phát hiện, đề xuất nhiều kiến nghị, góp ý xây dựng luật để chăm lo, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động; Các mô hình chăm lo cho đoàn viên, người lao động ngày càng thiết thực, hiệu quả được lan tỏa mạnh mẽ. Quy mô tổ chức được mở rộng, đã chủ động, linh hoạt trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả, được đoàn viên, người lao động, cấp ủy, chính quyền và người sử dụng lao động ghi nhận.
Về Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ, Nghị quyết đặt ra mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tích cực, chủ động tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, hoàn thiện mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo người lao động gia nhập Công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt. Đổi mới, tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, ý thức pháp luật của đoàn viên, người lao động; xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập, Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước.
cong doan 2
Đ/c Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trình bày chuyên đề “Một số nội dung lớn trong Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam”.

Nghị quyết đặt ra chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên; ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức Công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được Công đoàn thương lượng, ký kết được Thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật; phấn đấu 90% trở lên số vụ việc về lao động khởi kiện tại Tòa án được Công đoàn hỗ trợ, tham gia tố tụng bảo vệ khi đoàn viên có yêu cầu.
Nghị quyết cũng đặt ra 3 khâu đột phá: Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn tại doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Theo đó, sẽ tăng cường công tác nắm bắt thông tin, lắng nghe phản ánh từ cơ sở, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, tình hình quan hệ lao động, sản xuất, kinh doanh, thực hiện chế độ, chính sách của các doanh nghiệp. Chủ động; tích cực lấy ý kiến rộng rãi của người lao động trong quá trình xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở; Mở rộng độ bao phủ gắn với nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể, trọng tâm là nâng cao tiền lương, thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc.
Triển khai các giải pháp tạo việc làm, đảm bảo việc làm bền vững và bảo vệ việc làm của đoàn viên, người lao động. Nắm chắc tình hình công nhân, quan hệ lao động, triển khai hiệu quả các giải pháp phòng ngừa và tham gia giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Triển khai toàn diện các hoạt động chăm lo, đảm bảo phúc lợi, duy trì việc làm, nâng cao đời sống của đoàn viên, người lao động. Nghiên cứu hình thành các chương trình phúc lợi dài hạn để chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động thường xuyên và hỗ trợ khi có thiên tai, dịch bệnh, thiếu việc làm hoặc khi có các khủng hoảng khác; Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các chương trình, mô hình chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động đã và đang phát huy tác dụng như “Tết Sum vầy”, “Mái ấm Công đoàn”, “Cảm ơn người lao động”, “Chợ Tết Công đoàn”, “Phiên chợ công nhân”, “Siêu thị công nhân”, “Ngày hội công nhân – Phiên chợ nghĩa tình”, “Bữa ăn ca”, “Bữa ăn công đoàn”...
Thúc đẩy thành lập, củng cố, kiện toàn ban nữ công công đoàn cơ sở, đặc biệt là ban nữ công quần chúng công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nữ công; phát huy vai trò tham mưu của ban nữ công cho ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, tạo sức hấp dẫn, thu hút đông đảo lao động nữ tham gia.
Tại hội nghị, trên 40.000 đại biểu toàn quốc cũng được nghe các chuyên đề khác như: 
pct phan anh
Đ/c Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh, trình bày chuyên đề: Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong công tác tài chính Công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028.
PCT Xuân
Đ/c Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Huỳnh Thanh Xuân, trình bày chuyên đề: Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong công tác xây dựng tổ chức Công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028; một số nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
PCT Sương
Đ/c Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương, trình bày chuyên đề nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong công tác kiểm tra, giám sát và công tác nữ công Công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028.
CT Khang
Đ/c Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên BCH TW Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam kết luận Hội nghị.

 
Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên BCH TW Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao sự nghiêm túc và tinh thần học tập Nghị quyết của các cấp Công đoàn và đoàn viên, người lao động cả nước. Đây cũng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để mỗi đoàn viên, cán bộ công đoàn nắm vững và tổ chức thực hiện nghị quyết đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi ở các cấp công đoàn ngay từ những tháng đầu, năm đầu thực hiện nghị quyết.

Hình ảnh ghi nhận tại một số điểm cầu của cấp công đoàn trực thuộc LĐLĐ tỉnh Cao Bằng:
414988615 748226770669140 8950692815556238845 n

415023117 748226800669137 8592405208426983874 n


414942426 748226880669129 5484894803369602403 n

414985565 748226607335823 4326174809722762459 n

414910682 748226990669118 8409995564767829874 n

414916994 748226944002456 7404698282923214571 n

414877243 748227060669111 2319836374413857244 n

414895773 748227120669105 7279356757217270677 n

414843085 748227004002450 1265872798967592102 n

414850502 748226820669135 3788724692261468622 n

414860519 748227177335766 9021231212296437187 n

414715395 748224927335991 5600126939781260075 n

414720862 748224857335998 7093954882376858949 n

414822797 748226930669124 1303598522466262267 n

414339600 748224894002661 8089817949430744866 n

 

 

Tác giả bài viết: Thuỳ Dương - Ban TGNC LĐLĐ tỉnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn






hoidapldld
 
11

FANPAGE
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay4,752
  • Tháng hiện tại112,135
  • Tổng lượt truy cập6,331,079
Logomo i
©  2021 TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Km5, Quốc lộ 3, phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 852384  -  Fax: 02063 954538  -  Email: vanphongldldcb@gmail.com
Chịu trách nhiệm: Chủ tịch Liên Đoàn Lao Động tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn http://ldld.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây