Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở trong tình hình mới

Chủ nhật - 04/04/2021 23:15
Thực hiện chủ đề năm 2020 “Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở” thời gian qua, LĐLĐ tỉnh xác định bước chuyển biến về chất lượng và hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung cụ thể, thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên hưởng ứng. Qua đó, góp phần thực hiện tốt hơn vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn đối với đoàn viên và người lao động, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động trong tình hình mới.
Hiện nay Liên đoàn Lao động tỉnh Cao Bằng gồm: 10 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 799 công đoàn cơ sở (CĐCS) với 27.898 đoàn viên.

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền, đoàn thể các cấp, Công đoàn cơ sở  trên địa bàn tỉnh từng bước được củng cố và phát triển; phương thức hoạt động có nhiều đổi mới, thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo đoàn viên; chức năng, nhiệm vụ của CĐCS được phát huy, quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cơ bản được đảm bảo; tích cực tuyên truyền, phổ biến và thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức các phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tạo mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, góp phần thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của CĐCS còn có mặt hạn chế; chất lượng tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở một số CĐCS chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân theo luật định ở nhiều CĐCS còn yếu; thậm chí không hoạt động; việc xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giữa ban chấp hành CĐCS với thủ trưởng cơ quan, giám đốc doanh nghiệp ở một số đơn vị chưa được thực hiện nghiêm túc, khoa học; chất lượng, hiệu quả thực hiện còn thấp; đại diện ban chấp hành tham gia các hội đồng theo quy định chủ yếu mang tính hình thức. Việc thu, nộp kinh phí, đoàn phí công đoàn chưa được quan tâm đúng mức, đúng thời hạn theo quy định; Cơ cấu tổ chức ở một số CĐCS, hoạt động kém hiệu quả, chưa được quan tâm kiện toàn, củng cố hoặc phân cấp trách nhiệm cụ thể; chế độ thông tin 2 chiều giữa ban chấp hành CĐCS với công đoàn cấp trên và đoàn viên, người lao động ở nhiều CĐCS có lúc còn chưa kịp thời, chưa thường xuyên.

Trước những yêu cầu đổi mới của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng: Việc nước ta gia nhập Hiệp định đối tác Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới đem lại nhiều cơ hội mới về việc làm cho người lao động, nhưng cũng đặt ra cho công đoàn nhều thách thức, đó là vừa phải cạnh tranh với các tổ chức đại diện người lao động khác để thu hút, tập hợp, phát triển đoàn viên công đoàn, vừa phải giữ vững vị trí, vai trò là tổ chức chính trị-xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng để đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Những vấn đề nêu trên là thử thách rất lớn đối với tổ chức Công đoàn truyền thống. Đây là lần đầu tiên chưa có tiền lệ vấn đề “đa công đoàn” được quy định và áp dụng tại Việt Nam. Khi thực hiện sẽ làm thay đổi cơ bản nhận thức, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, giá trị cốt lõi, truyền thống của tổ chức công đoàn đã được hình thành và khẳng định trong thực tế hơn 92 năm qua. Vì vậy, những cam kết trong Hiệp định CTTPP và các Hiệp định Thương mại thế hệ mới về lao động, công đoàn là bước ngoặc đối với tổ chức Công đoàn trong thời gian tới

Để nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: 

Thứ nhất, tiếp tục triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CĐCS. Trong đó, thực hiện tốt chủ đề năm 2021 “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở”; quan tâm, xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ công đoàn nhất là đội ngũ Chủ tịch CĐCS có năng lực chuyên môn vững vàng, có bản lĩnh chính trị, có khả năng tập hợp người lao động, tâm huyết và trách nhiệm trong hoạt động công đoàn; đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong đó tập trung hướng dẫn kỹ năng, phương pháp hoạt động cho cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ CĐCS ở các doanh nghiệp tham gia lần đầu; phân công, bố trí cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hướng dẫn, giúp đỡ Ban Chấp hành CĐCS hoạt động; tham gia xây dựng cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp nhằm bảo đảm để cán bộ công đoàn phát huy nhiệm vụ thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên. Không để tình trạng tổ chức CĐCS bị gây khó khăn về hoạt động hoặc cán bộ CĐCS bị gây khó khăn về việc làm, thu nhập...; quan tâm kiện toàn, củng cố các CĐCS yếu kém; giúp đỡ, hướng dẫn hoạt động đối với các CĐCS khó khăn hoặc mới thành lập.

Thứ hai, Xây dựng mô hình điểm đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về hiệu quả đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS hoạt động, để nhân rộng điển hình trong toàn hệ thống công đoàn tỉnh; chỉ đạo CĐCS tùy theo loại hình hoạt động, tùy theo điều kiện cụ thể để chọn nội dung hoạt động phù hợp, thiết thực với đoàn viên và người lao động.

Thứ ba, Tham mưu trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về củng cố và phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp giai đoạn 2020 - 2025”. Tham gia với doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, nhà ở, đảm bảo việc làm, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, xây dựng các thiết chế văn hoá phục vụ công nhân lao động.

 Thứ tư, Tổ chức công đoàn các cấp đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, bám sát cơ sở; lấy chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân làm mục tiêu hoạt động; kiên quyết khắc phục bệnh hành chính hóa công đoàn; từng bước nâng cao vị trí, vai trò để tổ chức công đoàn thật sự là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của đoàn viên tạo sự hấp dẫn đối với người lao động và sự đồng tình, ủng hộ, tôn trọng của người sử dụng lao động.

Thứ năm, CĐCS chủ động nắm bắt tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước do công đoàn cấp trên phát động và các phong trào, hoạt động của địa phương, đơn vị, là cấu nối giữa đoàn viên và người sử dụng lao động, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, người lao động và doanh nghiệp; vận động các thành viên hội đồng quản trị, chủ doanh nghiệp thường xuyên phối hợp, tạo điều kiện để tổ chức công đoàn tham gia xây dựng nội quy, quy chế, xây dựng định mức lao động; tôn trọng và phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tham gia bàn bạc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, giải quyết những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp; ký kết thoả ước lao động tập thể và thực hiện chế độ, chính sách đối với công nhân lao động theo quy định. Từ đó tạo mối quan hệ lao động, hài hòa, ổn định và phát triển trong doanh nghiệp..

Thứ sáu, Chủ động thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến công nhân, viên chức, lao động tại doanh nghiệp; tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa việc gắn công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và đánh giá chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở với công tác bình xét, đánh giá thi đua, khen thưởng hàng năm của các cấp công đoàn.      
   
Nâng cao chất lượng hoạt động CĐCS là nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng CĐCS vững mạnh, có tính quyết định trong việc xây dựng hệ thống tổ chức công đoàn trong giai đoạn cách mạng mới; làm cho đoàn viên, người lao động có cái nhìn đầy đủ, gắn bó với tổ chức công đoàn; cán bộ CĐCS say mê, nhiệt huyết hoạt động vì quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển.

Tác giả bài viết: Bàn Thương - PTB PT Ban TGNC

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://ldld.caobang.gov.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn






hoidapldld
 
11

FANPAGE
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập55
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm52
  • Hôm nay7,458
  • Tháng hiện tại139,191
  • Tổng lượt truy cập6,164,570
Logomo i
©  2021 TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Km5, Quốc lộ 3, phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 852384  -  Fax: 02063 954538  -  Email: vanphongldldcb@gmail.com
Chịu trách nhiệm: Chủ tịch Liên Đoàn Lao Động tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn http://ldld.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây