Liên đoàn Lao động tỉnh Cao Bằng Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2018 - 2023

Thứ sáu - 15/09/2023 03:22
Hệ thống tổ chức công đoàn có 14 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, 10 công đoàn cơ sở trực thuộc; 776 công đoàn cơ sở, số công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) là 28.159 người, số đoàn viên công đoàn là 27.749 người. Trong đoàn viên nữ chiếm 62,5% số đoàn viên công đoàn; 83 CĐCS khối doanh nghiệp với 2.859 đoàn viên/3.269 công nhân lao động.
Trong những năm qua các cấp Công đoàn tỉnh Cao Bằng đã xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình số 2494/CTr-TLĐ ngày 19/12/2018 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động giai đoạn 2018 - 2023. Đồng thời chỉ đạo các cấp công đoàn trong tỉnh quan tâm tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện đạt được một số kết quả chủ yếu như sau:
- Các cấp Công đoàn đã vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tích cực tham gia xây dựng, bổ sung, góp ý vào các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn, nhiều ý kiến, nội dung tham gia của tổ chức Công đoàn đã được các ngành chức năng ghi nhận, xem xét, giải quyết, nhất là tham gia xây dựng các chính sách cho người lao động tại địa phương như: chế độ trực trưa cho giáo viên mầm non, đề nghị điều chỉnh tăng mức phụ cấp, bồi dưỡng đối với một số chức danh hoạt động không chuyên trách cấp xã... qua đó thể hiện rõ vai trò của công đoàn trong đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động, tham gia quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- LĐLĐ tỉnh tham mưu, phối hợp tổ chức 02 Hội nghị gặp gỡ, đối thoại, 01 Hội nghị tiếp xúc cử tri giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đoàn Đại biểu Quốc hội với CNVCLĐ tạo diễn đàn để đoàn viên, người lao động được trao đổi những tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất cấp ủy, chính quyền tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc có liên quan đến lao động, việc làm, sinh kế, đời sống và thu nhập của người lao động. Tại các Hội nghị có trên 50 ý kiến đề xuất, kiến nghị của đoàn viên, CNVCLĐ đối với các vấn đề liên quan đến việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc. Các ý kiến của đoàn viên, CNVCLĐ tại Hội nghị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các cơ quan chức năng trực tiếp trả lời và gửi văn bản, đáp ứng được những thắc mắc, băn khoăn, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ.
- Tích cực hướng dẫn, đôn đốc các cấp Công đoàn nên việc thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), nâng số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn ký kết TƯLĐTT từ 36 đơn vị (năm 2017 lên 58 đơn vị (năm 2023 trong đó có 20 bản được xếp loại A, đạt 36%). Nhiều bản thỏa thuận với nội dung có lợi hơn cho người lao động về chế độ phúc lợi tập thể, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, cải thiện điều kiện làm việc, một số chế độ đối với lao động nữ, bữa ăn ca, tổ chức tham quan, du lịch, thăm hỏi ốm đau, trợ cấp khó khăn đột xuất… Hầu hết các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn có hỗ trợ bữa ăn ca hoặc tổ chức bữa ăn ca cho người lao động, một số doanh nghiệp có mức ăn ca cao từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng.
- Việc phối hợp thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tiếp tục có chuyển biến. Tỉ lệ tổ chức hội nghị cán bộ công chức, hội nghị người lao động và đối thoại tại nơi làm việc được nâng lên. Số cơ quan đơn vị, hành chính sự nghiệp nhà nước đã xây dựng và triển khai thực hiện Quy chế dân chủ, tổ hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đạt 100%; số đơn vị ngoài nhà nước tổ chức hội nghị người lao động đạt trung bình 71%. Tại hội nghị, các kiến nghị, đề xuất của CNVCLĐ được công đoàn tập hợp, phản ánh tại hội nghị, trong đó nhiều đề xuất được lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, chỉ đạo giải quyết, phát huy quyền dân chủ trực tiếp, qua đó đã cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, chế độ phúc lợi cho đoàn viên, CNVCLĐ. Các cấp công đoàn phân công cán bộ bám sát cơ sở, thường xuyên lắng nghe, ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, thiết lập các kênh thông tin, tăng cường hoạt động đối thoại. Trong nhiệm kỳ, các cấp công đoàn đã tổ chức được 253 cuộc đối thoại định kỳ và đối thoại đột xuất tại nơi làm việc góp phần thực hiện tốt Quy chế dân chủ tại cơ sở, động viên CNVCLĐ đoàn kết nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
z4350768011460 a7134830fe2b738455942eafe3c9cac7
- Hàng năm, LĐLĐ tỉnh phối hợp với Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động; quan tâm, tham gia phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại 142 doanh nghiệp, hợp tác xã; tham gia 20 đoàn điều tra về tai nạn lao động, trong đó 08 vụ tai nạn lao động làm chết người. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chỉ đạo các cấp Công đoàn tăng cường chức năng giám sát và tự kiểm tra tại đơn vị, doanh nghiệp; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở các cơ sở sản xuất, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, trang bị phương tiện bảo hộ lao động cá nhân đầy đủ, kịp thời nhằm bảo đảm an toàn cho tính mạng và sức khoẻ của người lao động.
- Phối hợp giải quyết các kiến nghị của 15 người lao động  tại Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Phát triển và Môi trường, 14 lao động  tại Công ty Cổ phần xi măng và xây dựng công trình. Kết quả có 15 công nhân lao động tai Công ty Cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, số tiền 485 triệu đồng. Phối hợp đề nghị các cơ quan liên quan thực hiện điều chỉnh chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho 12 lao động, còn 02 lao động đang tiếp tục xem xét, đề nghị khi có đủ căn cứ để điều chỉnh. Thực hiện tiếp nhận, tư vấn, giải đáp thắc mắc cho 446 trường hợp có yêu cầu tư vấn những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của CNVCLĐ thông qua các hình thức như đơn, thư, điện thoại và tư vấn trực tiếp.
Tổ chức, phối hợp tổ chức 47 hội nghị tập huấn pháp luật lao động, kỹ năng thương lượng, ký kết TƯLĐTT, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, an toàn giao thông... cho 4.800 cán bộ, đoàn viên, người lao động. Tổ chức được 13 hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho 950 lượt cán bộ công đoàn.
Tuy nhiện, việc thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động còn có những mặt tồn tại hạn chế như: 
- Tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động đối với người lao động diễn ra nhất là việc nợ lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, chưa thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. 
- Công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến chính sách, pháp luật lao động của tổ chức công đoàn chưa được đa dạng, phong phú, hấp dẫn về hình thức và phương pháp tuyên truyền. 
- Việc đại diện cho người lao động thực hiện đối thoại, thương lượng đối với người sử dụng lao động của cán bộ công đoàn các cấp còn có mặt hạn chế, dẫn tới một số bản thỏa ước lao động tập thể còn mang tính hình thức, chưa có nhiều nội dung có lợi hơn cho người lao động theo quy định của pháp luật. 
- Việc tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức, Hội nghị người lao động ở một số đơn vị còn mang tính hình thức, chưa đầy đủ nội dung và thời gian, còn lồng ghép với hội nghị tổng kết cơ quan, đơn vị hoặc đại hội cổ đông thường niên nên chưa dành nhiều thời gian cho người lao động phát huy quyền dân chủ của mình trong hội nghị.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do nhiều doanh nghiệp chưa chủ động tìm hiểu các chính sách, pháp luật  về lao động. Một số doanh nghiệp chưa chấp hành tốt luật lao động, luật Công đoàn, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Công đoàn hoặc né tránh thành lập tổ chức Công đoàn tại đơn vị, do đó việc thực hiện quy chế dân chủ cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động còn gặp nhiều khó khăn. Kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm trong việc đối thoại, thương lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở còn có mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Để thực hiện tốt hơn nữa chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, trong thời gian tới, LĐLĐ tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp Công đoàn thực hiện tốt các nội dung sau:
- Tăng cường hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT, duy trì nâng cao chất lượng các bản TƯLĐTT; Phối hợp tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn tại đơn vị, địa phương, ngành.
- Tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn phối hợp thực hiện quy chế dân chủ đặc biệt là tại các doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho người lao động được tham gia các nội dung có liên quan trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, việc làm, thu nhập và chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Chủ động phối hợp với chính quyền đồng cấp thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý việc chấp hành pháp luật lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động đối với người lao động. 
- Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật lao động và các chế độ, chính sách của Nhà nước nhằm không ngừng nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho CNVCLĐ và người sử dụng lao động; giúp người lao động nắm được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để tuân thủ và biết tự bảo vệ mình khi bị vi phạm. 
- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn hiểu biết về pháp luật lao động và có năng lực, kỹ năng, phương pháp hoạt động trong việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ.

Tác giả bài viết: Hoàng Lam - Trưởng ban CSPL&QHLĐ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn






hoidapldld
 
11

FANPAGE
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay5,901
  • Tháng hiện tại12,742
  • Tổng lượt truy cập6,038,121
Logomo i
©  2021 TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Km5, Quốc lộ 3, phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 852384  -  Fax: 02063 954538  -  Email: vanphongldldcb@gmail.com
Chịu trách nhiệm: Chủ tịch Liên Đoàn Lao Động tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn http://ldld.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây