Quy định mới về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Thứ hai - 10/06/2024 23:35
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 20/2023/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01/01/2024. Văn bản quy định rõ về các nhóm đối tượng áp dụng
Thứ nhất là đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/12/2024.
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 1/1/2024 đến ngày 31/12/2024 (sau đây gọi tắt là nhóm đối tượng thứ nhất).
Thứ hai là đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 1/1/2024 đến 31/12/2024 (sau đây gọi tắt là nhóm đối tượng thứ hai).
Văn bản nêu rõ, tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với nhóm đối tượng thứ nhất quy định tại Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm
=
Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm
X
Mức điều chỉnh tiền lương đã bảo hiểm xã hội của từng năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo bảng 1 dưới đây:
Năm Trước 1995 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Mức điều chỉnh 5,43 4,61 4,36 4,22 3,92 3,75 3,82 3,83 3,68 3,57 3,31
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Mức điều chỉnh 3,06 2,85 2,63 2,14 2,0 1,83 1,54 1,41 1,33 1,27 1,27
Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024    
Mức điều chỉnh 1,23 1,19 1,15 1,12 1,08 1,07 1,03 1,0 1,0    

Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 1/1/2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm   = Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm  x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2:
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Mức điều chỉnh 2,14 2,0 1,83 1,54 1,41 1,33 1,27 1,27 1,23
Năm 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024  
Mức điều chỉnh 1,19 1,15 1,12 1,08 1,07 1,03 1,0 1,0  
Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này; tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư này.
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2024. Các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01/01/2024.
Thông tư số 01/2023/TT-BLĐTBXH ngày 03/01/2023 của Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành./.

Tác giả bài viết: Nông Quyên - Ban TGNC LĐLĐ tỉnh sưu tầm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn






hoidapldld
 
11

FANPAGE
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm37
  • Hôm nay4,279
  • Tháng hiện tại152,151
  • Tổng lượt truy cập6,177,530
Logomo i
©  2021 TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Km5, Quốc lộ 3, phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 852384  -  Fax: 02063 954538  -  Email: vanphongldldcb@gmail.com
Chịu trách nhiệm: Chủ tịch Liên Đoàn Lao Động tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn http://ldld.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây