Như Báo Lao Động đã thông tin, ngày 8.8, tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), Tổng LĐLĐVN thí điểm thu kinh phí công đoàn (CĐ) khu vực sản xuất kinh doanh theo phương thức mới (thu qua VietinBank). Sau gần 1 tháng triển khai, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Chính Hữu - Chủ tịch LĐLĐ quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) - cho biết:
“Đến hẹn lại lên”, dịp khai giảng năm học mới cũng là lúc nhiều công nhân lao động (CNLĐ) trẻ lại bộn bề trước những khó khăn để đưa con đến trường: Tìm trường cho con; các khoản phí đóng đầu năm học mới; đưa đón, chăm sóc con… Bên cạnh áp lực công việc hằng ngày đè nặng, họ còn phải “căng mình” để lo cho những đứa con không thất học.
Trước thực trạng công nhân độ tuổi ngoài 30, đặc biệt nữ công nhân bị “thải loại” tại khu công nghiệp diễn ra ngày càng nhiều, đối tượng thanh niên nhập cư tại các thành phố lớn đang có những định hướng nghề nghiệp mới, tự tạo cơ hội việc làm bền vững hơn.
Trưa 7.8, phiên họp thứ ba của Hội đồng Tiền lương Quốc gia (Hội đồng) bàn về phương án tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2018 đã tiến hành bỏ phiếu chọn một trong hai phương án: Tăng 6,5% và 7%. Với 8/14 thành viên đồng ý, mức tăng 6,5% đã được Hội đồng “chốt”. Mức tăng này chắc chắn chưa làm Tổng LĐLĐVN, đại diện cho người lao động, hài lòng và thỏa mãn.
Các doanh nghiệp (DN) chủ yếu nhập máy móc, thiết bị lạc hậu 2-3 thế hệ. Với máy móc, công nghệ lạc hậu, rất khó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, nhiều người lao động (NLĐ) muốn học tập nâng cao tay nghề lại không thể.
“Nhiệm kỳ này chúng ta có chuyển hướng hướng về cơ sở nhưng phải thừa nhận là chưa đồng bộ, còn đẩy việc về cơ sở. Chúng ta cần có những chương trình nâng chất, đào tạo đội ngũ cán bộ CĐCS, phát hiện nhân tố mới ở cơ sở” - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải nêu ý kiến chỉ đạo tại hội thảo góp ý kiến báo cáo của BCH Tổng LĐLĐVN khóa XI trình Đại hội CĐ Việt Nam lần thứ XII do Tổng LĐLĐVN tổ chức ngày 2.8 tại TPHCM.
Môi trường làm việc, điều kiện làm việc quá khắt khe tại các công ty gây ức chế đối với người lao động
Trong khi Tổng LĐLĐVN đã giảm mức đề xuất tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2018 so với năm 2017 từ 13,3% xuống 8%, thì phía đại diện sử dụng LĐ vẫn giữ nguyên mức 5%. Với mức chênh lệch trên, phiên họp lần hai để thương lượng tiền LTT vùng diễn ra sáng 28.7 tại Hà Nội đã tạm dừng theo đề nghị của Tổng LĐLĐVN.
THƯ CHÚC MỪNG của đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gửi cán bộ, đoàn viên nhân kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Tổ chức đại diện người lao động và chuyên gia đều nghiêng về phương án lương tối thiểu vùng năm 2018 phải tăng và mức tăng phải bằng năm 2017. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều không muốn.
Đến hẹn lại lên, Hội đồng Tiền lương quốc gia vừa nhóm họp lần đầu để tính toán chuyện nâng lương tối thiểu vùng năm 2018.
Ngày 28/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 582/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020, trong đó trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 11 xã thuộc khu vực I, 49 xã thuộc khu vực II (có 168 thôn đặc biệt khó khăn), 139 xã thuộc khu vực III (có 1.430 thôn đặc biệt khó khăn).
Căn cứ Nghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngày 06/6/2017, BHXH tỉnh Cao Bằng đã ban hành Công văn số 765/BHXH-QLT về việc hướng dẫn thực hiện đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 120.000 người đi xuất khẩu lao động ở 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các lao động xuất khẩu thường đặt mục tiêu thu nhập lên hàng đầu mà ít có sự quan tâm về việc học tập, nâng cao kỹ năng nghề
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa công bố “Bản tin thị trường lao động Việt Nam - Số 13, Quý 1 năm 2017”, theo đó, hiện cả nước có 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp.
Lĩnh lương “một cục” hay thanh toán BHXH một lần, khi về già họ sẽ không có “sợi dây bảo hiểm” hoặc chỗ nương tựa
Làm thêm giờ để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đời sống gia đình của công nhân, tăng nguy cơ bị tai nạn lao động, nhưng hiện nay, nhiều công nhân vẫn muốn tăng ca bởi thu nhập hiện không đủ sống. Theo Viện Công nhân - Công đoàn, người lao động (NLĐ) phải tăng ca để có thêm tiền, thêm được một bữa ăn ca, thậm chí là để tránh cái nắng nóng trong những căn phòng trọ chật chội…
Chiều nay (9/5) LĐLĐ TP Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “ Vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)”. Hội thảo nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo và thực hiện của các cấp công đoàn trong công tác này, trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị với Chính Phủ, Tổng LĐLĐ Việt Nam và các bộ ngành liên quan điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật hướng dẫn thực thi. Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyến- Chủ tịch LĐLĐTP Hà Nội chủ trì hội thảo.