Sợ bị sa thải ở tuổi ngoài 30, nữ thanh niên nhập cư “rẽ hướng”

Thứ hai - 21/08/2017 03:27
Trước thực trạng công nhân độ tuổi ngoài 30, đặc biệt nữ công nhân bị “thải loại” tại khu công nghiệp diễn ra ngày càng nhiều, đối tượng thanh niên nhập cư tại các thành phố lớn đang có những định hướng nghề nghiệp mới, tự tạo cơ hội việc làm bền vững hơn.
Nữ thanh niên nhập cư Hà Nội mong muốn tìm việc làm bền vững.
Nữ thanh niên nhập cư Hà Nội mong muốn tìm việc làm bền vững.
“Bất ổn” trong công việc

Theo cuộc điều tra tháng 5.2017 của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam), hiện có tình trạng khá phổ biến là công nhân lao động độ tuổi ngoài 30, đặc biệt là lao động nữ và lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau.
Bên cạnh đó, kết quả điều tra của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho thấy, sau khi bị sa thải, khoảng 43,1% công nhân lao động làm công việc tự do, 17,2% làm công việc buôn bán, 15,3% về nhà làm công việc nội trợ, 13,3% làm ruộng và hơn 11% bán hàng rong. Đối với nữ, tập trung phần lớn (82,6%) là bán hàng rong và bán nước, 12,1% làm công việc tự do...

Ngoài ra, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đông Anh thống kê, hiện nay trên địa bàn khu công nghiệp Bắc Thăng Long có gần 300.000 công nhân nhập cư, trong đó 90% là nữ công nhân nhập cư. Vào tháng 11.2016, theo kết quả một cuộc khảo sát tiến hành tại địa bàn này, 80% số người tham gia khảo sát cho hay, công việc hiện nay mang tính thủ công, không giúp họ có nghiệp vụ sau khi nghỉ việc. Bên cạnh đó, 75% số người tham gia mong muốn bắt đầu công việc kinh doanh để ổn định thu nhập.

Chia sẻ về vấn đề này, Phạm Thị Hằng (23 tuổi, quê ở Tân Phong, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) cho biết: "Tôi làm công nhân tại công ty điện tử ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội. Chúng tôi chịu áp lực công việc rất lớn, hầu hết dành thời gian cho công ty. Đối với những người có gia đình mà đi làm ca thì rất khó khăn, buộc một trong hai vợ chồng phải có người nghỉ việc. Tuy nhiên, tại công ty, tôi còn chứng kiến những trường hợp tuổi cao bị sa thải do nghỉ sinh con hay thị lực giảm…".

Trước những áp lực đó, nữ công nhân rất lo lắng cho công việc hiện tại và tính đến cho mình phương án nghề nghiệp khác có tính ổn định cao hơn.

Cơ hội việc làm bền vững

Trước thực trạng trên, Tổ chức Plan International Việt Nam triển khai dự án “Tạo cơ hội việc làm bền vững và cộng đồng an toàn cho nữ thanh niên nhập cư Hà Nội”. Mục tiêu của dự án giúp tăng cường khả năng thích ứng và ổn định kinh tế cho nữ thanh niên và phụ nữ nhập cư (độ tuổi 18 – 30) ở khu vực ở thành thị.

Dự án này có sự liên kết giữa cơ sở đào tạo kỹ năng, nghề nghiệp với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Người tham gia dự án được trực tiếp tham gia khóa đào kỹ năng mềm, kinh doanh; cung cấp chỗ ở an toàn. Sau khi đạt được yêu cầu đào tạo, nữ thanh niên nhập cư được thực tập và đảm bảo việc làm ổn định trong các doanh nghiệp hoặc mô hình kinh doanh…

Từ quê lên Hà Nội tìm kiếm việc làm, chị Nguyễn Thị Dung (quê ở Cẩm Khê, Phú Thọ) gặp rất nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống nơi đất khách quê người.

Khi đang làm công nhân tại công ty thuộc KCN Bắc Thăng Long, chị Dung vất vả kiếm những đồng lương ít ỏi vừa chăm chồng bệnh tật và nuôi con nhỏ. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị buộc phải xin nghỉ việc tại công ty để có thời gian chăm con.

Nhận thấy sự hỗ trợ của dự án, chị Dung tham gia và được đào tạo nghề làm tóc. Khi tay nghề vững vàng, chị Dung quyết định mở một cửa hàng tóc riêng để có thể lập nghiệp, tự tạo việc làm ổn định cho bản thân và chăm sóc gia đình.

Lo ngại trước những khó khăn của phụ nữ nhập cư trên địa bàn gặp phải trong quá trình lao động, sinh sống, đặc biệt là đối tượng ngoài 30 tuổi, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đông Anh, Hà Nội - mong muốn: “Tổ chức Plan International Việt Nam quan tâm đến phụ nữ ngoài 30 tuổi, khi họ thất nghiệp sẽ ảnh hưởng cuộc sống chính họ và gia đình. Vì vậy, cần có những hoạt động đào tạo nghề, gắn kết việc làm bền vững cho phụ nữ”.

Nguồn tin: Báo Lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn






hoidapldld
 
11

FANPAGE
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập56
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm55
  • Hôm nay5,681
  • Tháng hiện tại137,414
  • Tổng lượt truy cập6,162,793
Logomo i
©  2021 TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Km5, Quốc lộ 3, phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 852384  -  Fax: 02063 954538  -  Email: vanphongldldcb@gmail.com
Chịu trách nhiệm: Chủ tịch Liên Đoàn Lao Động tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn http://ldld.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây