Thực trạng công tác phát triển đoàn viên giai đoạn 2018-2023 và giải pháp phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2023-2028

Chủ nhật - 19/05/2024 05:33
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng đoàn, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, các cấp công đoàn trong tỉnh tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn. Xác định công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn ở doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, mang tính sống còn trong công tác xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. Đảng đoàn LĐLĐ tỉnh đã chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị 06-CT/TU ngày 15/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc củng cố và phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025, LĐLĐ tỉnh đã ban hành Quyết định số 910/QĐ-LĐLĐ ngày 15/6/2021 về việc thành lập Tổ công tác thực hiện Chỉ thị số 06-CT/CT đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trên tinh thần rõ việc, rõ người, rõ địa bàn; tổ chức khảo sát tình hình doanh nghiệp và công nhân lao động; giao chỉ tiêu phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ cấp dưới; thường xuyên đeo bám, theo dõi, đôn đốc thực hiện; lấy phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở làm cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hằng năm của đơn vị và cán bộ, đây là cơ sở quan trọng để các cấp công đoàn tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nhằm tập hợp đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
1 10
Với những giải pháp nêu trên, Từ năm 2018 đến 2023 toàn tỉnh thành lập mới được 40 CĐCS với 1.149 đoàn viên (trong đó, khối sản xuất kinh doanh 38 đơn vị với 912 đoàn viên; khối HCSN 02 đơn vị với 237 đoàn viên). Sau 5 năm thực hiện đã thành lập được 40/22 CĐCS (đạt và vượt 181% so với kế hoạch cả nhiệm kỳ, kết nạp mới 1.149/649 đoàn viên (đạt và vượt 177% so với kế hoạch cả nhiệm kỳ); đến nay, LĐLĐ tỉnh quản lý tổng số CĐCS: 773 số công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) là 27.687 người, số đoàn viên công đoàn là 27.439 người, chiếm 99,1% tổng số CNVCLĐ, Số CĐCS khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước 84 (06 DNNN); Số Công nhân lao động 2.225 người, chiếm 8,03 % tổng số CNVCLĐ.
Mặc dù hằng năm số lượng CĐCS và đoàn viên công đoàn đều tăng và vượt chỉ tiêu TLĐ giao nhưng số lượng thực tế về đoàn viên và CĐCS lại giảm  so với đầu nhiệm kỳ, (giảm 2.660 đoàn viên và 90 CĐCS so với đầu nhiệm kỳ), Cụ thể: 
z5429685593137 9837a832df19208ff3b4a724f91d4796
Năm 2019 số CĐCS: 863; Số đoàn viên: 30.088 người; Năm 2020 số CĐCS: 799; Số đoàn viên: 27.898 người; Năm 2021 số CĐCS: 784; Số đoàn viên: 27.434 người; Năm 2022  số CĐCS: 779; Số đoàn viên : 27.565 người; Năm 2023 số CĐCS: 772; Số đoàn viên: 27.428 người; Thời điểm 30/4/2024  số CĐCS: 773; Số đoàn viên : 27.439 người.
Số CĐCS giảm do sáp nhập địa giới hành chính các huyện; sáp nhập CĐCS khối giáo dục tại các huyện, thành phố; một số CĐCS khối sản xuất kinh doanh giải thể, ngừng hoạt động do kinh doanh gặp khó khăn từ ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19; số đoàn viên giảm do tinh gọn bộ máy, giảm biên chế tại các cơ quan và doanh nghiệp, chuyển công tác sang tỉnh khác…
Trong những năm qua công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, bất cập đó là:
1. Đa số công nhân lao động trong các doanh nghiệp có tuổi đời trẻ, xuất thân từ nông thôn, vùng sâu, vùng cao, chủ yếu là lao động phổ thông, do đó nhận thức của người lao động về chính trị, về pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp còn hạn chế, chưa hiểu rõ về vị trí, vai trò của công đoàn, chưa nhận thức được quyền lợi của mình khi tham gia tổ chức công đoàn.
2. Một số công nhân lao động chưa yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, dẫn tới tình trạng thay đổi thường xuyên số lượng người lao động giữa các doanh nghiệp là khá phổ biến. Đối với người lao động, vẫn còn một bộ phận băn khoăn, chưa “mặn mà” với việc gia nhập Công đoàn vì nhiều lý do khác nhau như: lo ngại khi vào công đoàn sẽ phải đóng đoàn phí; phải tham gia sinh hoạt; hay lo lắng sẽ bị áp lực từ phía doanh nghiệp... 
3. Nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng lao động theo mùa vụ; tìm cách hạn chế số người lao động gia nhập tổ chức công đoàn và can thiệp vào quá trình thành lập công đoàn cơ sở, chi phối nhân sự tham gia ban chấp hành, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở; chưa tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất và trích chuyển kinh phí cho công đoàn hoạt động.
4. Cán bộ công đoàn cơ sở 100% hoạt động kiêm nhiệm, phụ thuộc nhiều vào chủ sử dụng lao động, ít có thời gian nghiên cứu các văn bản của công đoàn, chưa được tham gia tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn. Vì vậy còn nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và nghiệp vụ công tác công đoàn, tâm lý ngại đấu tranh, ngại va chạm, sợ bị điều chuyển công tác hoặc mất việc làm.
5. Nội dung, phương thức hoạt động của một số công đoàn cơ sở chưa phong phú, chưa thiết thực chưa có sự khác biệt giữa đơn vị có tổ chức công đoàn và chưa có công đoàn nên chưa thu hút đông đảo đoàn viên, công nhân lao động tham gia vào tổ chức công đoàn cũng như tham gia vào các hoạt động do công đoàn cơ sở tổ chức.
Trong thời gian tới, trên địa bàn tỉnh có thể sẽ thành lập thêm các doanh nghiệp nên công nhân lao động tiếp tục tăng về số lượng. Việc công nhân lao động tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu và quan hệ lao động có xu hướng phức tạp hơn, sẽ tạo ra những thay đổi về môi trường hoạt động của công đoàn. Đặc biệt, hiện nay nước ta đã tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), việc phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh giữa công đoàn và tổ chức của người lao động. Tình hình trên đặt ra cho công đoàn tỉnh nhiều khó khăn, thậm chí là thách thức, nhất là việc phát triển tổ chức và hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp.
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra đến năm 2028, 2030; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; Chỉ thị 06-CT/TU ngày 15/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc củng cố và phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025, Đại hội XVII Công đoàn tỉnh đã xác định 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, trong đó xác định công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Do đó, Liên đoàn Lao động tỉnh tập trung thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:
1. Tiếp tục quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trong đội ngũ cán bộ công đoàn từ tỉnh đến cơ sở. Qua đó nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ công đoàn trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
2. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo, bộ phận giúp việc cho Ban Chỉ đạo phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở; bố trí cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trực tiếp làm công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở. 
3. Tăng cường tuyên truyền pháp luật về lao động và công đoàn; về Điều lệ Công đoàn Việt Nam; về các chế độ, chính sách đối với công nhân lao động  trong đó đặc biệt tuyên truyền về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn; về quyền thành lập công đoàn cơ sở, quyền gia nhập và tham gia hoạt động công đoàn; về lợi ích của người lao động khi vào công đoàn và lợi ích của doanh nghiệp khi có tổ chức Công đoàn.
4. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để nắm chắc tình hình công nhân lao động và tình hình doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tập trung cao công tác vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.
5. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt cán bộ công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp. Trong đó tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực công tác, kinh nghiệm và kỹ năng th¬ương lư¬ợng, vận động thuyết phục, đối thoại... đối với cán bộ công đoàn.
6. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn, trong đó nâng cao vai trò, trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với công đoàn cơ sở; tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt, phù hợp thực tiễn của từng doanh nghiệp để tập trung làm tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, qua đó tạo sự khác biệt giữa doanh nghiệp có tổ chức công đoàn và doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn.
7. Quan tâm công tác sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm, khắc phục tồn tại hạn chế, nhân rộng điển hình, những cách làm hay, tạo chuyển biến tích cực trên toàn tỉnh. Đồng thời biểu dương khen thưởng, động viên kịp thời cho những tập thể và cá nhân xuất sắc trong công tác vận động phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tỉnh ủy Cao Bằng, và sự nhiệt huyết trách nhiệm với công nhân lao động, Công đoàn tỉnh Cao Bằng tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, trong đó thu hút, tập hợp đông đảo nhất công nhân lao động vào tổ chức công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp có đủ điều kiện, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, góp phần thiết thực cùng các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng tỉnh Cao Bằng phát triển vững mạnh./.

Tác giả bài viết: Đàm Thị Hải Hoà - BanTCKT LĐLĐ tỉnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn






hoidapldld
 
11

FANPAGE
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập56
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay7,134
  • Tháng hiện tại138,867
  • Tổng lượt truy cập6,164,246
Logomo i
©  2021 TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Km5, Quốc lộ 3, phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 852384  -  Fax: 02063 954538  -  Email: vanphongldldcb@gmail.com
Chịu trách nhiệm: Chủ tịch Liên Đoàn Lao Động tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn http://ldld.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây