25 nữ đoàn viên công đoàn Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng được tư vấn chuyên đề về nuôi con bằng sữa mẹ và phòng chống bệnh nghề nghiệp

Thứ tư - 07/08/2024 21:59
Từ năm 1992, Tuần lễ “Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ” đã được các Quốc gia trên toàn thế giới tổ chức từ ngày 1 - 7/8 hằng năm, nhằm khuyến khích sự chung tay hỗ trợ của toàn xã hội để mọi trẻ em đều có cơ hội hưởng nguồn dinh dưỡng không thể thay thế từ sữa mẹ. Tuần lễ “Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ” năm 2024 với chủ đề: “Thu hẹp khoảng cách - Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ - Kết nối vòng tay yêu thương”. Nhằm tập trung đẩy mạnh hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ để giảm bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, đặc biệt tập trung vào hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ trong các tình huống khẩn cấp để không một bà mẹ nào bị bỏ lại phía sau.
z5709735265232 8ab06c037c2934911ae923a710c808ed
Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia “Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ” năm 2024. Ngày 05/8/2024, Ban Chấp hành CĐCS phối hợp với lãnh đạo Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng tổ chức cho 25 nữ đoàn viên công đoàn là công nhân đang mang thai, nuôi con nhỏ được tư vấn chuyên đề về nuôi con bằng sữa mẹ và phòng chống bệnh nghề nghiệp; buổi nói chuyện do các viên chức của  khoa Sức khoẻ sinh sản và Khoa Sức khoẻ môi trường, Y tế trường học, bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng truyền đạt kiến thức nhằm khuyến khích và tăng cường việc nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM).
z5709735305190 8442aca11e0f6a8a4f3249d3abbed573
Để hỗ trợ lao động nữ duy trì nuôi con bằng sữa mẹ, tại buổi tư vấn, nói chuyện chuyên đề các viên chức thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chia sẻ, tư vấn cho các lao động nữ, lao động có con nhỏ và đang mang thai về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ;  cho trẻ bú đúng cách và bú sớm; cách chăm sóc nguồn sữa mẹ; những bất lợi khi nuôi dưỡng trẻ bằng sản phẩm thay thế sữa mẹ, cho trẻ bú bình và ngậm vú nhân tạo. Bên cạnh đó, các lao động nữ còn được hướng dẫn cách vắt, bảo quản và sử dụng sữa mẹ; Tư vấn các biện pháp tránh thai an toàn; Tư vấn phòng chống các bệnh nghề nghiệp trong hoạt động sản xuất tại Công ty. Qua buổi nói chuyện đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho các nữ lao động, các bà mẹ nuôi con nhỏ, phụ nữ mang thai hiểu rõ về lợi ích của sữa mẹ, từ đó dẫn đến thay đổi hành vi tận dụng thời gian để vắt sữa, trữ sữa dành cho con, giúp con mau lớn thông minh và khoẻ mạnh. Đồng thời biết áp dụng các biện pháp bảo hộ lao động để phòng, chống các yếu tố có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Theo kết quả khảo sát của Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” và việc triển khai mô hình điểm về “Chăm lo, bảo vệ quyền cho lao động nữ (LĐN) thông qua đối thoại tại nơi làm việc” cho thấy có ít nhất khoảng 1/3 (LĐN) đang mắc ít nhất một bệnh lý về mặt thể chất, trong đó phổ biến nhất là viêm nhiễm phụ khoa (53,7%). Tại các khu công nghiệp, lao động nói chung và LĐN nói riêng thường phải làm việc trong điều kiện áp lực và cường độ cao (75,5% cảm thấy kiệt sức ở các mức độ từ nhẹ đến nặng); thường xuyên phải tăng ca hoặc làm việc ca đêm (30,3%). Một số bệnh lý phổ biến khác cũng được ghi nhận trong LĐN gồm: bệnh về hô hấp (43,8%); bệnh về tim mạch (42,1%); bệnh về tiêu hoá (39,1%); đái tháo đường (36,8%)… và các bệnh khác như bệnh da liễu, điếc nghề nghiệp… Bên cạnh đó, do công việc ca kíp, việc cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời của công nhân nữ cũng gặp cản trở. Vẫn còn 13% (LĐN) cho trẻ ăn sữa ngoài do không có thời gian vắt trữ sữa. Việc phải lao động nhiều giờ trong môi trường nặng nhọc, độc hại khiến lượng sữa của công nhân nữ bị ít đi, không bảo đảm nguồn sữa cho con. Ngoài ra kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khoẻ sinh sản cũng như thực hành tình dục an toàn của một bộ phận LĐN còn thấp. Trong khi đó, rất đông LĐN bị hạn chế về điều kiện tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống, để lại nhiều hậu quả đáng tiếc như: Mang thai ngoài ý muốn; mắc bệnh lây qua đường tình dục; nạo, phá thai không an toàn dẫn đến hệ lụy vô sinh.
Chăm sóc sức khỏe cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng không chỉ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn thể hiện sự quan tâm chia sẻ, là sợi dây gắn kết giữa người lao động và người sử dụng lao động, giúp cho người lao động yên tâm công tác, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động, từ đó hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ sản suất kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.

Tác giả bài viết: CĐN Y tế tổng hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn






hoidapldld
 
11

FANPAGE
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập64
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm62
  • Hôm nay5,405
  • Tháng hiện tại96,634
  • Tổng lượt truy cập6,473,371
Logomo i
©  2021 TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Km5, Quốc lộ 3, phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 852384  -  Fax: 02063 954538  -  Email: vanphongldldcb@gmail.com
Chịu trách nhiệm: Chủ tịch Liên Đoàn Lao Động tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn http://ldld.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây